Khi chúng ta làm cà phê, chúng ta thường nói đến hương vị của cà phê, thông qua việc pha chế, rang, nguồn gốc của cà phê. Chúng ta quan tâm rang như light rang medium, rang dark sẽ khác nhau như thế nào, chúng ta hay nói về dụng cụ pha,… vậy có bao giờ chúng ta thắc mắc về giống cà phê?
Cùng Every Half Coffee Roasters tìm hiểu về giống cà phê và những câu chuyện xung quanh nhé!
Ngoài những đặc trưng liên quan đến vị trí địa lý, nguồn genes của giống cà phê sẽ là điều đầu tiên trong chuỗi ảnh hưởng đến hương vị của cà phê. Hiển nhiên, giống cà vẫn chưa phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng ly cà phê của bạn.
Cà phê là một “Giới” trong hệ thực vật. Tại sao lại là giới? Trong bậc phân loại “Giới” là cấp bậc cao và sâu xa liên quan đến giống loài cà phê chúng ta được kể tên thông dụng và uống hằng ngày. Nhìn vào bậc phân cấp bên dưới ta có thể thấy: Variety hay chúng ta còn gọi là Giống là chi nhỏ nhất. Để dễ hiểu hơn:
- Kingdom (Giới) - Phylum (Ngành) - Class (Lớp) - Order (Bộ) - Family (Họ) - Genus (Chi) - Speicies (Loài) : Arabica, Canephora, … - Variety (Thứ): Bourbon, Typica, Catuai, Yellow Bourbon, Pacamara, Caturra, …
Vậy Varieties (Thứ) – “giống” quan trọng như thế nào cho ngành cà phê?
Varieties trong cà phê rất đa dạng và có đặc trưng riêng biệt của mỗi giống. Thông qua hàng trăm năm từ khi được phát hiện, varieties đã tiến hoá thêm rất nhiều giống mới thông qua nhân giống chọn lọc hoặc chọn lọc tự nhiên của cây cà phê.
- Mutations (Đột biến/chọn lọc tự nhiên): Là sự thay đổi rõ ràng về dáng cây như: chiều cao, hình dáng cây và lá,… Cây đột biến mới là được tạo ra từ hạt của cây Cha-Mẹ, sự đột biến này cũng tương tự như sự đột biến/tiến hoá của động vật. Về việc thích nghi đột biến với môi trường xung quanh.
Ví dụ: Caturra. Năm 1937 IAC (Instituto Agronomico) phát hiện các mẫu hạt giống di truyền chưa rõ nguồn gốc ở Brasil, kết quả nghiên cứu là sự đột biến tự nhiên của Bourbon đỏ, là nền tảng cho các giống cây Caturra và Red Caturra ngày nay. Ngoài ra còn có các đột biến tự nhiên khác như: Pacas, Villa Sarchi, …
- Hybrids (Lai): Trong nhóm lai, chúng ta có lai tự nhiên và lai nhân tạo. Lưu ý, trong lai tạo chúng ta có 2 phương pháp.
+ Intraspecific Hybrid: Lai tạo giữa các mẫu cá thể cùng species. (ví dụ: Mundo Novo là giống lai tự nhiên giữa Sumatra và Bourbon; Pacamara là giống lai nhân tạo giữa Pacas và Maragogipe)
+ Interspecific Hybrid: Lai tạo giữa các cá thể khác species. ví dụ: Catimor là giống lai nhân tạo giữa C. Arabica (Caturra) và C. Canephora (Timor)
Tầm quan trọng của các giống Hybrid F1 (Con lai đời đầu). Hybird F1 là sự kết hợp các đặc điểm tốt nhất của hai cha mẹ, bao gồm chất lượng thử nếm, năng suất cao, kháng bệnh tốt. Các lứa tiếp theo từ F1 có thể gọi là F2,… sẽ xảy ra sự phân cấp, sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất của giống F1. Để nhà nông chọn giống tốt nhất, các lứa F1 chỉ nên được nhân bản vô tính, mua từ nhà cung cấp có uy tín.
Ở Việt Nam, công nghệ nhân giống vô tính đã được Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiiệp Tây Nguyên đưa vào sử dụng từ năm 2014.
Khả năng tồn tại của một nông trại nói riêng và ngành cà phê của một đất nước nói chung sẽ chịu chi phối rất lớn về việc chọn species và varieties trong quy hoạch. Đây là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất về sự Bền Vững trong nông nghiệp. Sự cân đối giữa sản lượng (Yield) trong nông nghiệp và Chất lượng (Quality) nên song hành.
Ví dụ: Chúng ta vẫn có thể trồng Arabica ở Daklak, Dak Nong, … các vùng độ cao dưới 1000m. nhưng kết quả là chất lượng thấp lẫn sản lượng kém sẽ làm mất sự bền vững của vùng quy hoạch.
Để đánh giá về mỗi giống cà phê chúng ta có những tiêu chí:
- Cup quality (Chất lượng thử nếm): đây được xem như là đặc điểm quan trọng nhất trong các tiêu chí chọn/đánh giá giống.
- Resistance to diseases (Khả năng kháng bệnh): Tiêu chí ảnh hưởng lớn đến chọn lọc tự nhiên lẫn việc nhân giống mới. Khả năng kháng bệnh được thể hiện qua việc kháng bệnh trên Lá (CLR – Coffee leaf rust) và trên trái (CBD – Coffee bery disease). Khả năng kháng bệnh sẽ dựa vào điều kiện địa lý tại nơi được đánh giá.
- Resistance to pest (Khả năng kháng sâu bệnh): Tiêu chí này không quyết định việc nhân giống mới mà là tiêu chí để chọn giữa các giống, phù hợp với đặc điểm địa lý.
- The amount of Caffeine (Lượng cafein)
- The maturation rate (Thời gian trưởng thành)
Lưu ý rằng: Khả năng chống bệnh Gỉ sắt trên lá là đặc biệt quan trọng. Bệnh gỉ sắt là một trong những mối đe doạ quan trọng nhất đối với sản xuất cà phê trên toàn cầu. Gây rụng lá và mất mùa nghiêm trọng.
Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về Catimor - varieties được coi là phổ biến đứng thứ hai sau Robusta ở Việt Nam.
Catimor là kết quả lai tạo từ Timor Hybrid x Caturra
- Timor Hybrid: Là con varieties lai tự nhiên giữa 2 species C. Arabica và C. Canephora (Robusta), xuất hiện ở đảo Timor những năm 1920. Nhờ vào khả năng chống gỉ sắt ở nhánh Robusta. - Caturra (thuộc nhóm Bourbon-Typica): Là đột biến tự nhiên của Bourbon, phát hiện tại Brasil. Tương tự Catimor, Lempira và Costa Rica 95, Catisti cũng là kết quả lai tạo giữa Timor Hydra x Caturra ở những vùng địa lý khác nhau.
Catimor có các chủng lớn và ngoài ra có rất nhiều nhân bản tuỳ thuộc vào mỗi nước ví dụ Malawi có 5 thế hệ Catimor, Papua New Guinea có 6 dòng, Việt Nam TN1-2-3-4-5, …
- Catimor T-8667: Cây thấp với trái và hạt nhân to, gần như là mẫu Catimor đầu tiên và được phát triển ở Bồ Đào Nha vào năm 1959 bởi các nhà khoa học, mục tiêu là tìm ra giống cà phê có khả năng kháng bệnh, kích thước cây nhỏ* - Catimor 129: Thu hoạch từ năm 2, kháng bệnh yếu hơn nhưng chất lượng thử nếm và sản lượng tốt. - Catimor T-5269: Cây khoẻ với độ cao thấp hơn 600-900 (nhiều tính Robusta được thể hiện) - Catimor T-5175: Năng suất cao khi được trồng độ cao vừa phải 1000-1400m - Catimor TN1: Là dòng lai F1 của Việt Nam giữa KH3-1 Ethiopia và Catimor
*lợi ích của kích thước cây nhỏ: giúp tăng mật độ trồng trên cùng diện tích, cũng như khi các nhánh thứ cấp gần hơn, thu được nhiều trái hơn trên cùng diện tích canh tác.
Thực trạng chất lượng của Arabica tại Việt Nam, Catimor nói riêng.
Trước khi đi vào phân tích, chúng ta có thể nhìn qua anh bạn Lempira, “anh em” của Catimor. Lempira cũng là kết quả lai tạo giữa Hybrid Timor x Caturra tương tự Catimor, được trồng phổ biến rộng rải tại Honduras
Lempira mang phẩm chất của Caturra cùng khả năng sản xuất sản lượng cao, chống bệnh tốt. Khi khái niệm sản lượng cao thường đi đôi với chất lượng thấp thì Lempira đã khẳng định mình có chất lượng vượt trội nếu được chăm sóc và sơ chế đúng cách. Bằng chứng là tại Best of Honduras 2018. 2 mẫu Lempira đạt ranking #5 với số điểm 90,04 và được đấu giá lên đến 18$/lb (40$/kg). Và nhiều mẫu khác đạt 80+
Trở về thực trạng vụ 2019, trên bảng ranking hoàn toàn không còn Lempira nữa. Chuyện gì đã xảy ra?
Giữa năm 2017, dịch gỉ sắt bắt đầu xuất hiện trở lại Honduras và nạn nhân lần này bao gồm cả Lempira, giống mà vài năm trước đó được xem là chống lại được bệnh dịch này vào năm 2012. Nguyên nhân được chia ra 2 giả thuyết, rằng chủng loại gỉ sét đã đột biến hoặc nguồn gốc căn bệnh dịch lần trước xâm nhập Honduras từ vùng lãnh thổ khác.
Vậy có cơ hội cho Catimor Việt Nam? Tất nhiên là có, đó là phụ thuộc vào chúng ta!
Hiện tại các giống Catimor ở Việt Nam được các nông hộ tự nhân giống bằng phương pháp chiết cành, ghét gốc, hoặc mua giống từ các nhà giống chưa hoàn toàn đảm bảo uy tín về nguồn gốc và hệ genes, đây cũng là mối đe doạ thầm lặng đến nền nông nghiệp cà phê chất lượng ở Việt Nam, việc kiểm soát giống cây trồng cần được tập trung và rõ ràng hơn.
Các giống Catimor ở VN hiện đang dần được thay thế bằng các thế hệ TN1-2-3-4-5, và gần đây nhất là sự phát triển giống THA1 dựa trên nền tảng TN1 và nguồn gene KH3-1 từ Ethiopia. Ngoài ra chúng ta vẫn còn lưu giữ và bảo tồn được khá nhiều giống tốt ví dụ: Red bourbon, Typica, Pacamara, …
Sự phát triển không ngừng, phức tạp của dịch bệnh là điều khiến chúng ta phải luôn k ngừng tìm tòi các giống cf vừa cho sản lượng và chất lượng tốt để cân bằng sự bền vững trong nông nghiệp ở VN. Giống cây tốt là biện pháp lâu bền, và tốt hơn thay thế những phương pháp phòng trừ bệnh bằng cách lạm dụng thuốc hoá học trên cây cà phê, mất cân bằng hệ sinh học.
Comments